Lịch sử Lý thuyết chiều văn hóa của Hofstede

Năm 1965, Hofstede thành lập một trung tâm nghiên cứu cá nhân của IBM châu Âu (do chính ông quản lý cho đến năm 1971). Từ năm 1967 đến 1973, ông thực hiện một cuộc khảo sát quy mô lớn nhằm nghiên cứu các sự khác biệt về giá trị dân tộc tại các công ty con trên toàn thế giới của tập đoàn đa quốc gia này. Ông đã cho khảo sát 117,000 nhân viên IBM và so sánh câu trả lời của họ trong cùng một mẫu khảo sát tương tự ở các nước khác nhau. Đầu tiên, ông tập trung nghiên cứu tại 40 quốc gia lớn nhất, sau đó mở rộng ra 50 quốc gia và 3 vùng lãnh thổ. Tại thời điểm đó, với nghiên cứu của mình, Hofstede sở hữu cơ sở dữ liệu mẫu thử đa quốc gia có quy mô lớn nhất. Đó cũng là một trong những lý thuyết định lượng đầu tiên có thể sử dụng để giải thích các khác biệt quan sát thấy giữa các nền văn hóa.[citation needed]

Phân tích này ban đầu giúp xác định và phân loại những khác biệt có hệ thống tại các nên văn hóa thành bốn khía cạnh chính: (1) khoảng cách quyền lực (power distance - PDI); (2) chủ nghĩa cá nhân (individualism – IDV); (3) mức độ chấp nhận rủi ro (uncertainty avoidance – UAI) và (4) nam quyền (Masculinity - MAS). Trên trang web chính thức của mình, Hofstede giải thích những khía cạnh này như “ bốn nhóm vấn đề nhân chủng học mà mỗi xã hội khác nhau lại có cách xử lý khách nhau: đó là cách ứng phó với rủi ro, với mỗi quan hệ giữa cá nhân hay tập thể và sự tác động cảm xúc của sự khác biệt giới tính”. Vào năm 1984, Hofstede xuất bản cuốn sách “Hệ quả của văn hóa” (Culture’s Consequences) bao gồm những nghiên cứu thống kê từ kết quả khảo sát cũng như kinh nghiệm của cá nhân ông.

Để xác nhận các kết quả nghiên cứu trước đó của IBM và mở rộng chúng ra các quần thể mẫu thử khác, sáu nghiên cứu xuyên quốc gia khác đã được thực hiện thành công suốt từ năm 1990 đến năm 2002. Lần nghiên cứu bổ sung này bao quát từ 14 đến 28 quốc gia, với những đối tượng phỏng vấn bao gồm cả phi công thương mại, học sinh, quản lý dịch vụ dân sư, người tiêu dùng ở tầng lớp trung và thượng lưu. Kết quả nghiên cứu đã thiết lập điểm giá trị dựa trên bốn khía cạnh văn hóa đã nói ở trên, trong tổng số 76 quốc gia và vùng lãnh thổ.